Sinh đẻ có phải là trường hợp cấp cứu hay không?

Xoay quanh việc sinh nở của các chị em luôn có rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm, một trong số đó là câu hỏi sinh đẻ có phải là trường hợp cấp cứu và hưởng đầy đủ các quyền lợi trong chế độ chăm sóc hay bảo hiểm y tế hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này và giải đáp những thắc mắc đó nhé.

1. Thế nào được coi là một trường hợp cấp cứu?

Theo quy chế chuyên môn của ngành Y, trường hợp cấp cứu là trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe cần được xử lý ngay lập tức, các bệnh hiểm nghèo hay trường hợp sốt cao, chảy máu nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sống của cơ thể. Theo khái niệm này thì sẽ không có quy định rõ ràng là bệnh nào thuộc nhóm bệnh cấp cứu, bệnh nào không. Như vậy, không phải bất cứ bệnh nhân nào nhập viện cũng được coi là một trường hợp cấp cứu, ngay cả trong việc sinh đẻ. Ngoài ra, bệnh nhân có thuộc trường hợp phải cấp cứu hay không còn phụ thuộc phần lớn vào nhận định của bác sĩ.

Khoa cấp cứu

2. Sinh đẻ có phải là trường hợp cấp cứu hay không?

Quá trình mang thai, chuyển dạ cho tới khi bé yêu chào đời luôn ẩn chứa nhiều vấn đề bất ngờ mà không phải sản phụ nào cũng lường trước được. Những trường hợp sinh đẻ được coi là trường hợp cấp cứu khi nó cần được xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng tới tính mạng của thai nhi và người mẹ. Dưới đây là những trường hợp sinh đẻ được coi là cấp cứu:

Đối với thai nhi

  • Đầu hoặc thân của bé quá to: đây là trường hợp thường thấy mà các sản phụ không thể sinh thường. Khi có dấu hiệu chuyển dạ mà người mẹ gặp khó khăn không thể tiếp tục sinh thường, mẹ cần được tiến hành mổ đẻ ngay để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Nhau thai rời khỏi tử cung quá sớm: đây được coi là một trường hợp nguy hiểm cần phải mổ đẻ cấp cứu ngay lập tức. Nhau thai bong khỏi thành tử cung quá sớm dẫn đến thiếu oxi, gây nguy hại tới tính mạng của bé.
  • Em bé bị quấn dây rốn hoặc mắc kẹt tay, chân, các bộ phận khác: khi có dấu hiệu chuyển dạ, sản phụ cần được theo dõi cẩn thận cho tới khi em bé chào đời an toàn. Trong quá trình sinh con, em bé bị quấn dây rốn hay các bộ phận khác bị mắc kẹt cần được chuyển qua sinh mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả hai mẹ con.

Cấp cứu sinh đẻ

Một số trường hợp khác như nước ối ít, thai nhi bị thiếu oxi cũng cần sinh mổ cấp cứu ngay và những trường hợp này sẽ được coi là một trường hợp sinh đẻ cấp cứu.

Đối với người mẹ

  • Cơn đau đẻ chấm dứt giữa chừng: thông thường, người mẹ sẽ chuyển qua các cơn đau gay gắt trong quá trình chuyển dạ, nhưng nếu cơn đau bỗng ngắt giữa chừng thì phải chuyển qua các động tác cấp cứu hoặc sinh mổ cấp cứu ngay lập tức để đưa em bé ra khỏi cơ thể mẹ.
  • Có dấu hiệu suy kiệt sức khỏe trong quá trình sinh thường: trường hợp sinh đẻ cấp cứu này trở nên phổ biến trong thời đại hiện nay, khi mà sức khỏe của nhiều bà mẹ không được đảm bảo dẫn đến tình trạng kiệt sức, bất tỉnh khi đang sinh con. Đây sẽ được coi là một trường hợp sinh cấp cứu bởi nó cần được xử lý ngay lập tức để không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé.

3. Quyền lợi được hưởng của sinh đẻ cấp cứu hiện nay

Sinh cấp cứu là khi mẹ và bé phải trải qua một quá trình vượt cạn nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của cả hai mẹ con. Trong trường hợp sinh đẻ cấp cứu, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, được theo dõi sức khỏe cẩn thận cho cả mẹ và bé cho đến khi xuất viện (thời gian thường là một tới hai tuần tùy thuộc sức khỏe của hai mẹ con).

Đối với người có đăng ký bảo hiểm y tế, khi sinh đẻ cấp cứu sẽ được hưởng mức chi trả tối đa của bệnh viện là 80% trong trường hợp cấp cứu trái tuyến.

Sinh đẻ có phải là trường hợp cấp cứu không? Chắc chắn không phải bất cứ ca sinh đẻ đều là cấp cứu. Chúc bạn có quá trình vượt cạn thuận lợi!.

 

10

Không có bình luận

Viết phản hồi